Dấu hiệu bệnh thủy đậu và cách điều trị không bị sẹo ( Phần 2)

Hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu
Hiện chưa có loại thuốc đặc trị thủy đậu, song bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà mà không cần sử dụng thuốc. Một số ca nhiễm nghiêm trọng nên điều trị nội trú tại bệnh viện. Bệnh nhân và gia đình nên áp dụng kết hợp điều trị như sau:
Điều trị tại nhà
– Nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, kín gió, cách ly với người thân chưa bị bệnh thủy đậu trong gia đình.
Chọn loại vải chất liệu mềm mại, thoáng mát cho quần áo và chăn gối của bệnh nhân thủy đậu
Đảm bảo chọn loại vải chất liệu mềm mại, thoáng mát cho quần áo và chăn gối của bệnh nhân
– Đảm bảo giữ gìn vệ sinh thân thể, không dùng xà bông khi tắm và chỉ nên tắm rửa bằng dung dịch sát khuẩn, hạn chế cọ xát có thể làm các nốt bong bóng nước vỡ.
– Mặc các loại quần áo rộng rãi, nhẹ, mỏng để tránh ảnh hưởng đến các nốt mụn nước.
– Cắt ngắn móng tay, giữ tay sạch sẽ để tránh gây tổn thương đến các nốt mụn nước.
Thủy đậu là căn bệnh đặc biệt gây ra những tổn thương rõ rệt trên làn da bệnh nhân, đòi hỏi có cách chăm sóc và điều trị phù hợp. Khi bị bệnh thủy đậu cần kiêng cữ một số điều trong sinh hoạt và ăn uống để đảm bảo…
Điều trị bằng thuốc
– Sử dụng dung dịch thuốc tím bôi lên các nốt mụn nước để kháng viêm, nhiễm trùng.
Để hạn chế các nốt mụn thủy đậu lây lan và ngứa rát, có thể sử dụng thuốc tím bôi lên các nốt mụn
– Khi các nốt mụn nước vỡ, không nên để phần dịch nước này lan ra các vùng da còn lại. Tiếp tục sử dụng dung dịch xanh methylen, không nên dùng các loại thuốc vôi mỡ tetraxiclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ.
Khi các mụn nước thủy đậu vỡ, nên chuyển sang dùng dung dịch xanh methylen
– Nhỏ mắt ngày 2-3 lần dung dịch sát khuẩn cho mắt, mũi như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1%.
– Trường hợp bệnh nhân nhân sốt cao có thể sử dụng acetaminophen để hạ sốt nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ từ trước. Tuyệt đối không sử dụng aspirin, các loại thuốc có chứa thành phần aspirin, đặc biệt là cho trẻ em để tránh gây biến chứng.
– Nếu các nốt mụn dần đóng vảy, lên da non và ngứa nhiều thì có thể sử dụng kem trị dị ứng như calamine, bột yến mạch dạng keo. Các loại thuốc bôi da trị ngứa có chứa phenol tuyệt đối không dùng cho các bệnh nhân là trẻ em dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai.
 
Chế độ dinh dưỡng
– Đảm bảo xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung thêm nhiều loại rau tươi, trái cây trong các bữa ăn hằng ngày.
– Tăng cường cung cấp vitamin A, C và bio-flavonoid bằng các loại rau củ như cải bắp, cà rốt, dưa chuột, bông cải, giá sống… để hỗ trợ làm lành nhanh các nốt mụn nước thủy đậu.
– Bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm, magie, canxi… để kích thích hệ miễn dịch.
– Nên ăn các dạng thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, vị thanh đạm, không nêm nếm quá cay hoặc mặn.
– Uống nhiều nước mỗi ngày, kết hợp bổ sung uống thêm các loại nước ép hoa quả.
– Một số loại thức ăn, đồ uống mặn như sữa chua, trái cây làm mát… giúp giảm bớt sự khó chịu trong cổ họng.
Bị thủy đậu nên kiêng ăn gì?
– Tránh ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, có quá nhiều chất bổ.
– Kiêng ăn các loại thịt có tính ôn, nóng như thịt gà, thịt chó có thể khiến bệnh thủy đậu thêm nghiêm trọng.
– Không ăn hải sản bởi có chứa nhiều chất histamine, gây dị ứng, ngứa nhiều.
Bệnh nhân thủy đậu nên kiêng các loại thực phẩm trong nhóm này
Nên kiêng các loại thực phẩm trong nhóm này
– Không dùng sữa, phô mai, kem, bơ có thể khiến da bị nhờn, ngứa.
– Không dùng cam, chanh, cà phê, sô cô la bởi tính axit cao của 2 loại quả này có thể gây ngứa.
– Tránh các món ăn làm từ nếp như xôi, bánh chưng… bởi có thể làm sưng, mưng mủ các nốt thủy đậu nhiều hơn.
– Không ăn đậu phộng, các loại hạt, nho khô… bởi hàm lượng arginine cao có thể khiến virus thủy đậu phát triển nhiều hơn.
Lưu ý khi điều trị bệnh thủy đậu
Trong quá trình điều trị, cần lưu ý kiêng cữ những điều sau:
– Hạn chế tiếp xúc với nhiều người, đi đến các khu vực công cộng có thể tăng khả năng lây bệnh.
– Tuyệt đối không được gãi các nốt mụn nước, không dùng tay làm vỡ và dây phần dịch ở trong mụn nước ra các vùng da khác.
– Nên mặc kín đáo khi ra gió, hạn chế để cơ thể bị nhiễm lạnh khi bị thủy đậu, đặc biệt là ở trẻ nhỏ bởi nguy cơ biến chứng thủy đậu cao.
– Nhận thấy bệnh nhân có các biểu hiện sốt cao liên tục, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê, xuất huyết thì nên đưa ngay đến bệnh viện để được kiểm tra kĩ lưỡng.
Tiêm Vacxin thủy đậu giúp bệnh nhân ngăn ngừa đến 80-90% nguy cơ mắc bệnh. Vậy tại sao chúng ta không ngăn ngừa bệnh trước? Cơ chế hoạt động của vacxin thủy đậu Vacxin ngừa bệnh thủy đậu được sản xuất từ virus sống được làm giảm độc lực, khi…
Phòng ngừa bệnh thủy đậu
– Bệnh thủy đậu có thể phòng ngừa từ sớm bằng cách tiêm phòng vắc-xin, giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống virus hiệu quả hơn. Nhờ có vacxin, con người có khả năng phòng bệnh 80-90%, 10% còn lại có nguy cơ nhiễm bệnh nhưng không quá nghiêm trọng và đảm bảo không bị biến chứng.
– Trường hợp chưa tiêm vaccin ngừa bệnh, nên tiêm phòng trong vòng 3 ngày sau khi tiếp xúc với bệnh nhân để có thể phát huy tác dụng vaccin.
– Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, không sử dụng chung đồ dùng cá nhân và chạm vào các nốt mụn nước của bệnh nhân để giảm bớt nguy cơ nhiễm bệnh nhiều nhất có thể.
Bệnh thủy đậu thường xuất hiện ít nhất 1 lần trong đời người và không có nguy cơ bị nhiễm bệnh trở lại. Quá trình điều trị bệnh khá đơn giản và không cần sử dụng thuốc đặc trị, tuy vậy cần hết sức lưu ý và áp dụng phương pháp chăm sóc cơ thể đúng cách để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng của bệnh.

Bài viết khác